Cận thị - Nguyên nhân gây cận thị và những biến chứng có thể xảy ra
Cập nhật: 10.05.2014 09:52
Cận thị là một tình trạng phổ biến thường gặp gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy cận thị là gì? nguyên nhân nào gây ra cận thị và có các biện pháp nào để phòng tránh.

Cận thị là một tình trạng phổ biến thường gặp gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy cận thị là gì? nguyên nhân nào gây ra cận thị và có các biện pháp nào để phòng tránh. 

Cận thị là gì? 

Cận thị là một tật ở thị lực phổ biến, khi đó bệnh nhân chỉ có thể nhìn được các vật ở gần mà không thể nhìn được các vật ở xa hoặc nhìn được nhưng rất mờ. Tình trạng này xảy ra khi hình dạng của mắt hoặc một số bộ phận cấu tạo khiến các tia sáng bị bẻ cong không chính xác. Khi đó các tia sáng đáng lẽ cần tập trung vào các mô thần kinh sau mắt lại tập trung ở võng mạc.

Tình trạng này thường phát triển trong thời gian thơ ấu, thanh thiếu niên, đồng thời có xu hướng ổn định hơn từ 20 - 40 tuổi. Cận thị được chứng minh là có xu hướng di truyền. 

Việc thăm khám là biện pháp cơ bản để xác định tình trạng cận thị. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Cận thị là tình trạng mắt không nhìn được xa 

Triệu chứng của cận thị 

Các triệu chứng điển hình bao gồm: 

  • Nhìn mờ các vật ở vị trí xa. 
  • Thường xuyên nheo mắt hoặc cảm thấy nhức đầu, mỏi mắt.
  • Nháy mắt hoặc chớp mắt với tần suất cao. 

Khi nào cần thăm khám bác sĩ

Bạn cần thăm khám bác sĩ nếu thấy bé có bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu hiện nghi ngờ nào về thị lực:

  • Xuất hiện các vật thể bay lơ lửng, đốm trôi qua tầm nhìn/ 
  • Chớp sáng ở một mắt hoặc cả 2 mắt. 
  • Có bóng xám giống như tấm màn làm thị lực bị giảm. 

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo võng mạc bị bong ra khỏi phía sau mắt, đây là một tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp y tế kịp thời. 

Khi nào bạn cần thăm khám bác sĩ 

Kiểm tra sàng lọc thị lực

Thời gian khuyến nghị để sàng lọc ở trẻ em như sau:

Ít nhất một lần trong khoảng từ 3 đến 5 tuổi. 

Sàng lọc hàng năm cho đến khi kết thúc bậc trung học. 

Nếu có các vấn đề bất thường trong xét nghiệm sàng lọc thì cần tiến hành thăm khám thường xuyên đồng thời tiến hành kiểm tra thị lực toàn diện. 

Thời gian khuyến nghị để sàng lọc ở người trưởng thành như sau:

  • Từ 20 đến 29 tuổi: Kiểm tra ít nhất 1 lần. 
  • Ít nhất 2 lần ở khoảng 30 đến 39 tuổi. 
  • Từ 55 đến 64 tuổi: cứ sau 2 năm tiến hành tái kiểm tra một lần.
  • Trên 65 tuổi: cứ sau 1 - 2 năm tiến hành tái kiểm tra một lần.

Nếu bạn có tiền sử tiểu đường, người thân bậc một bị các bệnh về mắt, huyết áp cao hoặc tim mạch thì cần thăm khám và kiểm tra thị lực thường xuyên hơn. 

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ cận thị

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển cận thị, chẳng hạn như sau:

 

  • Di truyền: Nếu người thân bậc một bị cận thị thì nguy cơ bị cận thị sẽ tăng lên và nguy cơ cao nhất ở gia đình có cả bố và mẹ đều bị cận thị. 
  • Nhìn gần trong thời gian dài: Việc đọc sách, xem điện thoại hoặc tivi quá gần có thể gia tăng nguy cơ cận thị ở cả người lớn và trẻ em. 
  • Việc thiếu các hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ gây cận thị. 

Biến chứng của cận thị

Cận thị có thể gây ra một số ảnh hưởng như sau:

  • Ảnh hưởng đến khả năng học tập: Trẻ em bị cận thị hoặc bị các vấn đề về thị lực khác có thể gây ra tình trạng chậm đọc hoặc thiếu các kỹ năng học tập khác. Đôi khi có thể gây ra tình trạng khó khăn trong việc tương tác giao lưu. 
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày của cuộc sống, đặc biệt là khi tham gia giao thông. 
  • Mỏi mắt: Cận thị không được can thiệp y tế có thể gây ra tình trạng mỏi mắt và đau đầu dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 
  • An toàn: Sự an toàn có thể bị đe dọa nghiêm trọng nếu bạn tham gia giao thông do thị lực kém, và không có khả năng nhìn xa.
    Các vấn đề về mắt khác: Cận thị nặng có thể gây ra tình trạng bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các bệnh nghiêm trọng khác về mắt.

Hiểu được nguyên nhân gây cận thị, triệu chứng bệnh cũng như các biến chứng có thể xảy ra là điều vô cùng cần thiết. Các bậc cha mẹ khi thấy con cáo các biểu hiện bất thường về thị lực cần đi khám mắt ngay lập tức để có những biện pháp can thiệp kịp thời.