Hotline: 0906.031.603
Mrs. Bình

Hình ảnh tiêu biểu

Video tiêu biểu

Thống kê truy cập

Trực tuyến 6
Hôm nay 178
Hôm qua 222
Cao nhất (02.10.2022) 13054
Tổng cộng 703,700
Công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong học đường
Cập nhật: 15.01.2019 02:31 - Lượt xem: 521

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm gặp phổ biến ở các khu trường học. Bệnh này gây ra bởi virus và có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hoá gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, các phụ huynh cần phối hợp với nhà trường trong công tác phòng chống dịch tay chân miệng.

Tay chân miệng - nỗi lo ngại đầu năm học

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16 thông qua việc lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hoá. Virus này thường tồn tại trong nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, dịch vỡ bóng nước trên da… Nếu virus phát tán ra ngoài môi trường có thể tồn tại lâu trong môi trường, bám lên quần áo, đồ dùng. Do vậy, tại trường học rất dễ lây nhiễm chéo virus gây bệnh tay chân miệng.

Khi trẻ xuất hiện một số biểu hiện sau, các phụ huynh, giáo viên cần lưu ý bởi rất có thể trẻ đang mắc bệnh tay chân miệng:

  • Phát ban lòng bàn tay, bàn chân, mặt, mũi, miệng và một số vị trí khác như mông, đầu gối…
  • Sốt.
  • Chán ăn.
  • Hay giật mình.

Làm thế nào khi dịch tay chân miệng bùng phát tại trường học

Vào đầu năm học mới số ca mắc tay chân miệng sẽ tăng nhanh nếu các phụ huynh, nhà trường không thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Nếu có dịch chân tay miệng tại trường học cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc gần, nếu có thể hãy cho trẻ nghỉ học.    
  • Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ tay chân miệng nên nghỉ học và đưa đi khám.    
  • Tăng cường khử khuẩn.    
  • Thường xuyên theo dõi các biểu hiện của trẻ.    
  • Nếu phát hiện có ca mắc tay chân miệng cần báo với cơ quan y tế để có biện pháp phòng bệnh. 

Phương pháp phòng bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có vaccine phòng tay chân miệng, vì vậy nên thực hiện một số biện pháp sau để phòng bệnh:

  • Vệ sinh môi trường, đồ chơi, dụng cụ học tập của các bé sạch sẽ.
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo an toàn về thực phẩm cho trẻ, đặc biệt với trẻ ăn bán trú tại trường.    
  • Nếu phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần có biện pháp cách ly để ngăn ngừa phát triển thành ổ dịch.