Cô đang âu yếm trò chuyện với trẻ
1.2. Phương pháp dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyên, giải thích)
Các cháu tập trung nghe cô kể chuyện
Là phương pháp dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạng giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn chia sẽ những cảm xúc với người khác bằng lời nói hành dộng cụ thể. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn, trôi chảy hơn.
1.3. Phương pháp trực quan, minh họa:
Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh) hành động làm mẫu với lời nói và cử chỉ, cho trẻ quan sát nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan trong cơ thể của bé.
1.4. Phương pháp thực hành:
Hành động, thao tác với đồ vật đồ chơi, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng cô quan sát, thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, mở đóng, chồng lên và phân loại vật dụng với nhau.
1.5 Trò chơi:
Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động , mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh đồng thời phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.
Các cháu đang chơi trò đóng kịch trong hoạt động học
1.6 Luyện tập:
cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , động tác, những cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung yêu cầu giáo dục và sự hứng thú của trẻ.
1.7 Phương pháp đánh giá nêu gương:
Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, những lời nói, hành vi tốt của trẻ. Ở lứa tuổi trẻ nhỏ khen, nêu gương, khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, đồng thời phải hướng dẫn, chỉ những điều chưa tốt cho trẻ hiểu và tiếp thu, phải thực hiện nhẹ nhàng tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, nói những lời thô tục như vậy trẻ sẽ học theo những điều xấu.
2. Phương pháp giáo dục mẫu giáo
Tương tự các phương pháp giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ, phương pháp giáo dục mẫu giáo yêu cầu nâng cao hơn
2.1 Phương pháp thực hành
Phương pháp thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy.
Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.
2.2 Phương pháp nêu tình huống:
Là phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề đặt ra.
2.3 Phương pháp luyện tập:
Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.
Các cháu đang luyện tập bộ môn Toán
2.4 Phương pháp trực quan minh họa:
Sử dụng các phương tiện trực quan, thực hiện các hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn… Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.
2.5. Phương pháp dùng lời nói:
Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn để truyền đạt thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.
2.6 Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ:
Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi niềm tin sự quan tâm đến ba mẹ và mọi người xung quanh bộc lộ qua những cử chỉ, lời nói.
2.7 Phương pháp nêu gương đánh giá:
+ nêu gương: sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng nơi và biểu dương khuyến khích trẻ là chính.
+ đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn của bạn bè trước những hành vi, cử chỉ của trẻ từ đó đưa ra nhận xét đánh giá tùy theo từng tình huống cụ thể.
Trên đây là một số phương pháp giáo dục trẻ tại trường, kính mong quý phụ huynh cùng nắm và cùng nhà trường nuôi dưỡng bé ngày càng phát triển tốt hơn.